Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Do đó, chúng có thể chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh (receptor), khiến cho adenosine không thể gặp receptor, và gây ra kích thích cho hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hệ quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn.

Nhưng nếu bạn có thói quen uống cà phê trước khi ăn sáng, dừng lại ngay bởi hành động ấy khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

cp1-1656383375.jpg
 

Các chuyên gia đã cảnh báo, uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng có thể làm tăng lượng đường trong máu lên 50%.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) đã yêu cầu các tình nguyện viên uống 1 ly cà phê đen đậm đặc, chứa khoảng 300 mg caffeine, khoảng 1 giờ sau khi thức dậy, rồi mới ăn sáng với ngũ cốc hoặc bánh mì nướng với mứt.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Duke University Medical Center đăng trên tạp chí Diabetes Care đã chỉ ra, cà phê làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8%, đồng thời làm tăng lượng đường huyết trước khi ăn sáng.

Mức đường huyết tăng cao nhất lên tới 26% khi dùng cà phê sau khi ăn tối và sau bữa trưa là 15%.

Mức tăng đường huyết trước khi dùng cà phê vào bữa sáng là 9% - đáng ngạc nhiên!

Thứ nhất, cà phê có tính kháng lại insulin - chất có tác dụng làm giảm đường huyết khiến lượng đường không thể đi vào tế bào mà ứ lại trong máu, làm tăng đường huyết.

Thứ hai, uống cà phê giúp giải phóng adrenalin là một chất gián tiếp là tăng đường huyết đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp. Cà phê cũng có thể khiến huyết áp tăng cao tạm thời trong 3-4 tiếng do tĩnh mạch co thắt và tim bơm máu khó khăn hơn.

Các chuyên gia cảnh báo tốt nhất là nên uống cà phê sau khi ăn sáng!