Đã hơn 1 năm trôi qua, song Thực phẩm bảo vệ sức khỏe VITOS vẫn quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang web, trang TMĐT như https://www.dadayvitos.com/ ; https://vitos.com.vn/vitos/ gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. Cụ thể, các quảng cáo hiện nay của TPBVSK Vitos đều có nêu công dụng của Vitos là: “Giảm đau, chống viêm, tái tạo niêm mạc dạ dày”.

z3619731384478-273bde92d5121bd7e39702bfe757ca56-1659666006.jpgHình ảnh quảng cáo Vitos gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra còn sử dụng các hình ảnh của chuyên gia, bác sĩ như TS.BS Hoàng Khánh Toàn-Trưởng khoa Đông y bệnh viện Quân đội 108 được giới thiệu là Cố vấn chuyên môn; sử dụng hình ảnh của các kênh truyền hình VTV1, QPAN, VTC14… sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo; sử dụng hình ảnh, phản hồi của người bệnh để quảng cáo... khiến NTD hiểu nhầm.

z3619853117279-5dfd0ca3f9f80d700511f6883a8f6241-1659666624.jpgSử dụng hình ảnh chuyên gia, bác sĩ để quảng cáo.
z3619853118612-5ffb22a4eec624b4060fa645c1f47969-1659666624.jpgSử dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo.

Khoản 2, điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Khoản 4,5,6 Điều 52, nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:

“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, được sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;

c) Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này”

Bằng tầm này năm ngoái, TPBVSK Vitos đã bị Cục tuýt còi vì quảng cáo gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. Đối chiếu theo quy định ở trên, đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đồng thời buộc cải chính thông tin và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm này vẫn ngang nhiên quảng cáo vi phạm, vấn đề hậu kiểm này có lẽ nên dành cho Cục ATTP tiếp tục thanh kiểm tra và xử lý. Nếu tiếp tục bị xử lý vi phạm lần 2, thì ngoài việc xử phạt tiền thì DN này có thể sẽ phải đối mặt với việc bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng.

Thêm vào đó, theo Giấy công bố thì sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe VITOS do Công ty Cổ phần Y dược LIS (Địa chỉ: Số nhà 5, ngõ 2 Cầu Đơ 1, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Hiện tại, phần thông tin này được quảng cáo là:

Thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CGS VIỆT NAM

Số ĐKKD 0108639137 do Sở KHĐT Tp.Hà Nội cấp ngày 07/03/2019

Đia chỉ : Tòa nhà Văn phòng Nam Cường, Km4, Đường Lê Văn Lương kéo dài, P. La Khê, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC MỸ PHẨM SMARD

Địa chỉ: Thôn Song khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, Việt Nam

 và CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC
Địa chỉ: Lô Q-6 Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ Cát Hải, Xã An Hòa, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

untitled1-1659667373.pngThông tin về các pháp nhân "có liên quan" đến Vitos đồng thời "tái khẳng định" chức năng như thuốc chữa bệnh của Vitos.

Không rõ trong số những doanh nghiệp kể trên, đâu mới là “mẹ đẻ” của VITOS? Chưa kể, Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Smard, nơi sản xuất VITOS cũng liên tục bị Cục ATTP tuýt còi vì vi phạm. Mới nhất là bị xử phạt 35.000.000 đồng về hành vi vi phạm chất lượng và ghi nhãn sản phẩm đối với Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: I.R.FUNCTON (số lô: 010422, NSX: 180422, HSD: 180425).

z3619731379355-970788b45b88292bf431125e0dbc227b-1659666745.jpgCông ty TNHH Dược mỹ phẩm Smard bị xử phạt.

Theo tuổi trẻ onilne (TTO) , Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh không chỉ tạo hiểu lầm cho người dân, mà còn gây nên sự bất bình đẳng với doanh nghiệp chân chính, cần xử nghiêm. Tuy nhiên việc “nhờn luật” như Vitos kể trên cũng không phải hiếm, đơn cử như TPBVSK Zawa nhà Gobig của Nhung Dương Gobig cũng vậy, bị xử phạt, bị thu hồi nhưng ngày ngày vẫn chễm chệ trên các website, các trang TMĐT. Vậy giải pháp triệt để cho tình trạng trên là gì? NTD chờ đợi vào sự quyết liệt của các cơ quan chức năng.

Link tham khảo:

https://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/cong-khai-danh-sach-co-so-vi-pham-hanh-chinh-ve-an-toan-thuc-pham-cap-nhat-tu-ngay-c-1662022-den-1472022.html

https://vfa.gov.vn/tin-tuc/canh-bao-thong-tin-quang-cao-cac-san-pham-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-vitos-va-da-day-tam-vi.html

https://tuoitre.vn/tri-mai-khong-dut-benh-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-gay-hieu-lam-thanh-thuoc-20220310095007771.htm