Việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại, sử dụng hình ảnh các nhân vật nổi tiếng (chuyên gia y dược, nghệ sĩ…) quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm cũng bùng nổ theo sự phát triển công nghệ nghe – nhìn và phương tiện truyền thông đại chúng.

Với hình thức kinh doanh này, người bán không cần công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa, thường giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại gây nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Theo giới chuyên gia, cơ quan chức năng mới xử lý được phần ngọn, bởi có những sai phạm hết sức tinh vi, nhanh và mới mỗi ngày. Số lượng bị xử phạt chỉ là một phần nhỏ trong “tảng băng chìm” vì số lượng hàng giả, kém chất lượng vẫn đang lưu thông trên thị trường rất lớn.

77155cb50d666d1d4f51188db087941f-1658999201.jpeg
Nhiều website quảng cáo cam kết hoàn tiền 100% nếu sử dụng Sâm nhung Tố nữ Tuệ Linh không hiệu quả.

Điển hình như Công ty TNHH Dược phẩm Tuệ Linh, đơn vị khá quen thuộc với người tiêu dùng khi có nhiều sản phẩm được đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, đơn vị này cũng để lại "dấu ấn" với không ít lần bị cơ quan chức năng xử phạt do có các sai phạm trong việc quảng cáo sản phẩm.

Tháng 1/2015, Công ty TNHH Tuệ Linh bị xử phạt do thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên giải độc gan Tuệ Linh, Dầu tỏi Tuệ Linh Garlic Oil trên website tuelinh.vn khi chưa được Cục ATTP xác nhận nội dung quảng cáo.

Cũng ngay trong năm đó, tháng 9/2015, Dược phẩm Tuệ Linh tiếp tục bị Cục ATTP tuýt còi vì không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ cho 04 sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty theo quy định và đã bị xử phạt.

Tháng 8/2016, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh tiếp tục thực hiện quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Lần này mức phạt dành cho Công ty Tuệ Linh là 25 triệu đồng.