Tay chân miệng

Đây là một bệnh truyền nhiễm thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đối tượng các bé dưới 5 tuổi. Tốc độ lay lan, truyền nhiễm của bệnh tay chân miệng rất nhanh và có nguy cơ cao trở thành dịch nếu không được điều trị, phòng tránh đúng cách. Thời điểm bệnh dễ dùng bùng phát là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. 

ct1-1656691640.jpg
 

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng.

Viêm thanh quản

ct2-1656691648.jpg
 

Dù không là bệnh lý ít khi để lại những hậu quả nghiêm trọng hay nguy hiểm nhưng viêm thanh quản cũng là chứng bệnh có nguy cơ tạo ra các biến chứng cũng như gây khó chịu cho trẻ. Loại bệnh này thường xảy ra với trẻ em dưới 6 tuổi. Đặc biệt, viêm thanh quản sẽ dễ dàng bùng phát vào những thời điểm thời tiết giao mùa, những ngày lạnh, khi mà trẻ em có sức đề kháng yếu, không kịp thích nghi với những sự thay đổi từ môi trường và thời tiết,...từ đó tạo điều kiện thuận để bệnh xâm nhập.

Thông thường, người bệnh sẽ bị sốt, chảy mũi, ho khan hoặc ho đàm, đau họng và cuối cùng là khàn tiếng. Tình trạng bệnh cấp tính như mô tả ở trên có thể tự hết sau 5–7 ngày với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và hạn chế nói. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm tai

ct3-1656691648.jpg
 

Bệnh viêm tai giữa thường phổ biến ở các bé dưới 3 tuổi. Các dấu hiệu của bệnh là: đau trong tai, sốt cao 39-40 độ, nôn, kém ăn, đi ngoài dạng lỏng hay có một số vấn đề về thính giác… Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh như bị nhiểm lạnh, do chọc nguấy vào tai, do khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Riêng đối với trẻ từ 6 – 18 tháng có thể do sức đề kháng yếu hay khi trẻ nằm bú không cẩn thận sữa tràn vào tai.

Viêm tai ngoài là bệnh lý chỉ tình trạng viêm nhiễm của lỗ tai ngoài và ống tai ngoài. Ống tai ngoài là phần kéo dài từ lỗ tai vào đến màng nhĩ. Nguyên nhân nó phổ biến ở trẻ em là do ống tai trẻ em thường nhỏ hơn người lớn nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này là do ống tai ngoài càng hẹp thì nguy cơ nước bị đọng lại bên trong càng cao.

Vi khuẩn, nấm gây ra viêm tai ngoài với các biểu hiện: đau, ngứa tai, xuất hiện mủ chảy trong tai ra, thính lực giảm.

Đây là những bệnh lý thường gặp ở trẻ mà bố mẹ cần hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho con tốt nhất. Các dấu hiệu nhận biết và cách trị các bệnh lý trên sẽ được cập nhật ở những bài viết sau, mọi người hãy chú ý theo dõi nhé!