1. Mâm cúng phật

Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Trong ngày lễ cúng rằm tháng 7, mâm cúng dâng lên cho các vị chư Phật thông thường sẽ là các món chay thể hiện sự kính trọng và thực hiện theo luật nhân quả, không sát sanh. Thông thường, mâm cúng là cỗ chay hoặc ngũ quả và nước lọc.

2. Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7 thường là mâm cỗ mặn với các món như: gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh hay xôi gấc, ... thịt bò xào, chả nem, chả lụa, canh, ... hoặc các món ăn mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích kèm hoa quả, nhang đèn.

rt7-1660190343.jpg

Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.

3. Mâm cúng chúng sinh

Mâm cúng chúng sinh thường được thực hiện vào chiều 14 hoặc trưa 15/7 âm lịch. Bởi vì, dân gian quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7 Âm lịch. Mâm cúng thường gồm những món sau:

Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ.

Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, thịt lợn. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.